Đi ngoài ra máu hay còn gọi là đại tiện ra máu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, người bệnh thường ít để ý, chỉ đến khi máu chảy nhiều dính ở giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia thì mọi người mới hốt hoảng tìm hiểu xem là bệnh gì. Theo các chuyên gia thì đây là biểu hiện của bệnh lý về hậu môn – trực tràng. Để nhận biết đi ngoài ra máu là bệnh gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, đi ngoài ra máu là hiện tượng có máu chảy ra khi đi ngoài và máu có màu đỏ tươi. Lượng máu chảy ra có thể chỉ rất ít, lẫn với phân, thành giọt hoặc thành tia. Ngoài ra, một số kèm theo triệu chứng khác như sốt, đau vùng hậu môn…
Đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân như: Táo bón, bệnh trĩ, đại tràng, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng,… Cụ thể như:
Bệnh trĩ
Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu chính của các bệnh trĩ. Đây là căn bệnh khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ở hậu môn, trực tràng. Bệnh thường thấy ở người bị táo bón, ngồi hoặc đứng làm việc trong thời gian quá lâu, phụ nữ mang thai, người già, …
Bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu. Nếu máu có màu đen hoặc đỏ thẫm thì bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu có màu đỏ thì thường là bị chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.
Bệnh nứt kẽ hậu môn
Hiện tượng táo bón cũng là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn. Thường là các vết rách theo chiều dọc ở vùng niêm mạc hậu môn. Chiều dài khoảng chừng 1cm. Người bệnh vì thế sẽ thường cảm thấy đau rát nhất là khi đi đại tiện. Quan sát thấy có ra kèm máu tươi, thế nhưng lượng máu sẽ ít hơn khi bị trĩ.
Bệnh polyp trực tràng
Một trong những dấu hiệu của bệnh polyp trực tràng đó chính là đi ngoài ra máu. Khi đại tiện ra máu tùy vào mức độ của bệnh mà lượng máu tiết ra có thể nhiều hay ít. Tuy nhiên, ngoài dấu hiệu điển hình này thì lại không có triệu chứng khác bởi bệnh rất khó phát hiện. Điều này khiến không ít người bệnh chủ quan. Đến khi xuất hiện các biến chứng rõ rệt thì mới hốt hoảng đi khám.
Bệnh ung thư trực tràng
Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân, khi nội soi sẽ thấy bên trong trực tràng có khối u. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng bị sa xuống, gầy đi toàn thân. Số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và đi ngoài. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc thấp nhưng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.
Bệnh viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ
Thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.
Đi ngoài ra máu có nguy hiểm hay không?
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ không cần quá lo ngại. Thực tế cho thấy, vấn đề đi cầu ra máu cũng giống các bệnh lý khác. Nó hoàn toàn có thể biến chuyển nặng hơn khi không được điều trị bệnh hợp lý. Nếu bệnh ủ quá lâu có thể sẽ giống như “quả bom nổ chậm” bên trong cơ thể. Một khi phát nổ có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của người bệnh.
Gây mất máu
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, mạch đập nhỏ, khó bắt, thường xuyên ngất xỉu,… Vì mất máu quá nhiều, nên người bệnh thường xanh xao, tay chân lạnh, cơ thể thường mệt mỏi,…
Gây ngứa và viêm nhiễm vùng hậu môn
Triệu chứng ngứa và viêm da vùng hậu môn sẽ làm ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra, đi ngoài ra máu nhiều còn có thể gây ra chứng u nang hậu môn trực tràng ác tính. Biến chứng gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
Gây suy yếu cơ thể
Các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Bắc Giang khuyên rằng khi bị đi ngoài ra máu bệnh nhân cần hết sức thận trọng. Bởi nếu không tìm cách khắc phục mà để mất máu trong thời gian dài dễ làm thiếu máu. Người bệnh mất tập trung, người thì xanh xao, sức đề kháng giảm. Thể chất suy yếu dễ mắc những bệnh khác.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Như đã nói ở trên, đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như: Bệnh như viêm loét đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng, polyp đại trực tràng hay ung thư trực tràng,… Đây chính là những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Chính bởi vậy, người bệnh nên đi khám sớm để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh tình cũng như có hướng điều trị kịp thời. Không nên vì tâm lý e ngại không muốn đi khám mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Có thể bạn quan tâm: CÁCH CHỮA ĐI NGOÀI RA MÁU – THÀNH CÔNG NGAY LẦN ĐẦU ÁP DỤNG !!!!!!!
Một số lưu ý khi gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu không phải là một căn bệnh cụ thể. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh nguy hiểm thuộc hậu môn – trực tràng. Bởi vậy, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh cũng như hỗ trợ cho việc điều trị được tốt nhất, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt. Ví như: Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao. Điển hình: Khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen… Chúng sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ. Chuyện đại tiện dễ dàng hơn.
Uống nước đầy đủ
Khi cơ thể thiếu nước sẽ khiến ruột già tăng cường hấp thụ nước từ phân và làm cho phân trở nên khô cứng. Tình trạng táo bón của bạn càng thêm trầm trọng. Đặc biệt là khiến niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát và hiện tượng chảy máu càng trở nên nặng hơn. Bởi vậy, bạn đọc nên chú ý là uống đủ nước và tối thiểu là 2l mỗi ngày.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie
Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột. Nhờ thế, đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn. Nhìn chung, các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch. Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như: Sữa, thịt, hải sản.
Vệ sinh sạch sẽ
Trong trường hợp bị táo bón, trĩ, nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau khi đại tiện để tránh viêm nhiễm tiến triển.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa
Lượng đường lactose trong sữa cao có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy trong giai đoạn bị táo bón, trĩ, nên hạn chế tiêu thụ các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ…
Lưu ý: Đây chỉ là những cách giúp kiểm soát hiện tượng đi ngoài ra máu tạm thời. Không có tác dụng điều trị dứt điểm. Vì thế, việc quan trọng nhất của người bệnh lúc này, vẫn chính là bỏ qua mối e ngại của bản thân. Sớm đến các cơ sở uy tín để được khám chữa và điều trị tận gốc. Tránh gây hậu quả đáng tiếc về sau.
Địa chỉ điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả
Nếu bạn còn đang phân vân chưa lựa chọn được địa chỉ điều trị đi ngoài ra máu thì phòng khám bệnh trĩ Bắc Giang tại 357-359 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang sẽ là một gợi ý hữu ích. Phòng khám tự hào là địa chỉ được nhiều bệnh nhân cũng như giới chuyên gia đánh giá cao. Chất lượng điều trị bệnh tốt. Dịch vụ chăm sóc tận tình và chu đáo. Phòng khám mang trong mình nhiều ưu thế như:
- Chi phí khám và điều trị bệnh minh bạch và rõ ràng đáp ứng đúng theo các tiêu chí mà Bộ y tế đặt ra
- Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn cao
- Phòng khám sở hữu nhiều phương pháp điều trị bệnh tiên tiến và hiệu quả như: Phương pháp HCPT, phương pháp PPH, phương pháp TST,… Bệnh nhân được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn.
- Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của bệnh nhân.
Nếu bạn còn bất kì thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến bệnh chưa thể giải đáp có thể liên hệ ngay đến Hotline 0204 221 6666 . Click vào khung tư vấn để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.