Sa trực tràng là bệnh khá phổ biến ở vị trí hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và phát hiện sớm do bệnh có những triệu chứng khá giống với bệnh trĩ. Khi không thể phát hiện sớm và để bệnh phát triển có thể gây ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh hoạt cũng như tâm sinh lý của người bệnh. Vậy, triệu chứng sa trực tràng là gì? Chúng có khó phát hiện hay không? Chúng ta cùng đến với bài viết dưới đây để giải đáp về vấn đề này nhé.
Bạn đã biết triệu chứng sa trực tràng?
Sa trực tràng là bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi dù bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới và không phân biệt lứa tuổi. Bệnh hiếm khi đe dọa tính mạng nhưng lại có thể dẫn đến suy nhược nếu không được điều trị sớm.
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu kiểm soát được những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Một số nguy cơ có thể dẫn đến bệnh sa trực tràng có thể kể đến gồm:
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
- Rặn khi đại tiện do táo bón kéo dài
- Tổn hại do phẫu thuật hậu môn hoặc các vấn đề liên quan đến sinh đẻ đối với nữ giới
- Yếu sàn cơ chậu xảy ra tự nhiên theo tuổi tác
Sa trực tràng là bệnh có thể nhận biết qua nhiều triệu chứng khác nhau. Trong bài viết này, các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn chia dấu hiệu nhận biết bệnh thành 2 loại triệu chứng cụ thể gồm:
Triệu chứng về thực thể
Triệu chứng thực thể có thể được nhận biết qua những dấu hiệu như:
Thị giác
Người bệnh có thể tự mình nhìn thấy một khối sa ở cửa hậu môn. Khối sa này có hình nón cụt, ở đỉnh có một lỗ và lỗ này chính là lòng ruột. Trên khối sa sẽ có chất nhầy bám quanh và có thể khiến cho quần của bạn bị ẩm ướt.
Khi khối sa bị nghẹt sẽ dẫn đến phù nề. Ban đầu khối sa có màu hồng tươi và dần dần trở thành màu tím, rớm máu. Khối sa này rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét hay hoại tử từng mảng trực tràng nếu không được chữa trị kịp thời.
Xúc giác
Khi chạm vào khối sa, người bệnh có thể cảm thấy một khối mềm và có cảm giác ẩm ướt dính ở tay. Những khối mềm này hoàn toàn có thể cảm nhận bằng tay theo cách thông thường. Đừng nhầm lẫn đây là búi trĩ mà điều trị sai cách. Nên thông báo cho bác sĩ và nghe tư vấn nếu gặp phải hiện tượng trên. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn biết chính xác những gì phải làm để giả thiểu tác hại và tăng hiệu quả chữa bệnh.
Triệu chứng cơ năng
Đi vệ sinh khó
Khi khối sa có kích thước lớn sẽ chiếm diện tích ở hậu môn và làm cho người bệnh đi vệ sinh khó khăn. Kèm theo đó, người bệnh có thể không có cảm giác muốn đi vệ sinh, đi tiểu không thể kiểm soát được mức độ, đôi lúc chỉ tiết dịch nhầy. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên bị táo bón, phải rặn nhiều lần. Mỗi lần chỉ són ra một ít hoặc không ra, cảm giác như đi không hết phân và tắc nghẽn đại tiện.
Xuất hiện khối sa ở hậu môn
Trong giai đoạn đầu, khối sa còn có kích thước nhỏ nên chỉ xuất hiện khi người bệnh đi vệ sinh và khi đứng dậy thì khối sa có thể thu vào trong. Về sau khối sa to thêm và ngay cả khi đứng lên cũng không thể biến mất mà phải dùng tay đẩy. Giai đoạn bệnh nặng hơn thì người bệnh chỉ ngồi xổm, hắt hơi hay đi lại hiều cũng sẽ xuất hiện khối sa. Những biểu hiện này tương đối giống bệnh trĩ nên bệnh nhân thường có sự nhầm lẫn và điều trị không đúng bệnh.
Đại tiện ra máu
Mỗi lần đi đại tiện người bệnh có thể phát hiện thấy máu ở trên giấy hoặc dính lẫn trên phân. Tuy nhiên, số lượng máu không nhiều và có màu đỏ tươi. Ngoài chảy máu khi đại tiện, người bệnh còn có biểu hiện đau hậu môn. Cơn đau ban đầu chỉ đến bất chợt, tuy nhiên, càng về sau, khi bệnh đã nặng hơn, biểu hiện đau sẽ ngày một rõ ràng. Đau tăng cả về tần suất và mức độ.
Khi có những biểu hiện trên, bệnh nhân tuyệt đối không chủ quan hoặc phán đoán là bệnh trĩ để tự ý điều trị. Nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có được những phương án can thiệp kịp thời. Tránh chần chừ kéo dài biểu hiện bệnh gây ra những phiền toái không đáng có.
Điều trị bệnh sa trực tràng có đau không?
Rất nhiều bệnh nhân từng chia sẻ với các chuyên gia tại phòng khám Bắc Giang rằng: Do e ngại và sợ cảm giác đau nên thường chần chừ không đi khám và điều trị bệnh. Hiểu được những khó khăn cũng như trăn trở đó của bệnh nhân. Phòng khám Đa khoa Bắc Giang đã áp dụng phương pháp chữa sa trực tràng không gây đau đớn.
HCPT – Điều trị sa trực tràng hiệu quả
Đó là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT – Đây là phương pháp điều trị hiện đại, cắt phần trực tràng bị sa bằng xâm lấn tối thiểu mà không làm tổn thương vùng da quanh hậu môn, do đó không gây đau đớn cho người bệnh, mất ít máu, giúp người bệnh nhanh bình phục và sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường.
Phòng khám bệnh trĩ Bắc Giang là địa chỉ áp dụng thành công kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và đã giúp không ít bệnh nhân thoát khỏi những nỗi ám ảnh mà bệnh đem đến. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn điều trị tại phòng khám. Bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao. Mọi chi phí đều được công khai, bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng không bị chèn ép hay ép giá nếu chữa trị tại phòng khám.
Trên đây là một số chia sẻ về triệu chứng bệnh sa trực tràng. Nếu bạn đọc còn bất kì thắc mắc gì có thể liên hệ đến hotline 0204 221 6666 hoặc click vào khung tư vấn để được tư vấn miễn phí hoặc đặt lịch khám trước.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể đến 357-359 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang để các chuyên gia có thể giúp bạn chẩn đoán bệnh và lên phương án điều trị phù hợp. Tuyệt đối không điều trị bệnh tự phát hay tự ý mua thuốc để điều trị nhằm tránh những biểu hiện không đáng có.