Trĩ nội là bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở vùng hậu môn – trực tràng. Trĩ nội là bệnh ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là những người có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu.
Vậy thế nào là bệnh trĩ nội? Bệnh có mấy cấp độ, các cấp độ của trĩ nội được chia ra như thế nào? Thông tin về vấn đề này sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi.
Bệnh trĩ nội là gì
Bạn nên trang bị những kiến thức sau về bệnh trĩ nội:
Khái niệm bệnh trĩ nội
Trĩ nội là bệnh gây ra do sự căng giãn quá mức của những đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Hậu môn được hình thành bởi các cơ vòng và những đám rối tĩnh mạch bên trong. Khi thực hiện chức năng sinh lý bình thường, những đám rối tĩnh mạch này có nhiệm vụ điều tiết lượng phân tiết ra ngoài cơ thể.
Nếu hậu môn bị nhiều lực tác động trong một thời gian dài, các cơ vòng bị giãn và tác động xấu đến đám rối tĩnh mạch. Những đám rối này bị sưng phồng quá mức và quy tụ lại với nhau để tạo thành những búi trĩ. Trĩ nội xảy ra khi những tĩnh mạch nằm phía trên đường lược bị sưng, giãn.
Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc trĩ. Lúc đầu, búi trĩ là một khối thịt rất nhỏ, nằm ở phía dưới đường lược. Nếu bệnh phát triển trong thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp hợp lý, búi trĩ có thể lớn và sa ra bên ngoài. Khi bệnh đã ở mức độ nặng, dù dùng tay cũng không thể đưa búi trĩ vào vị trí cũ.
Dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ nội
Người bị trĩ nội có dấu hiệu nhận biết đầu tiên là chảy máu sau đại tiện. Búi trĩ sẽ xuất hiện nếu bệnh nhân cố rặn khi đại tiện. Tuy nhiên, lúc này búi trĩ chưa gây đau và không có biểu hiện ngứa. Búi trĩ nội khi sa ra bên ngoài có đặc điểm: mềm, nếu ấn sẽ xẹp xuống.
Búi trĩ màu đỏ tươi và bề mặt ẩm ướt. Dịch chảy ra từ búi trĩ là nguyên nhân khiến vùng hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt. Người bệnh ngoài chịu đựng các biểu hiện trĩ còn phải đối mặt với những viêm nhiễm khác tại hậu môn.
Bệnh nhân trĩ nội có cảm giác vướng víu và đau rát vùng hậu môn. Mọi sinh hoạt từ đi lại, đứng ngồi của bệnh nhân đều trở nên bất tiện. Các triệu chứng nhận biết bệnh chủ yếu chỉ dựa vào cảm giác của người bệnh và rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Chỉ khi nào có dấu hiệu máu chảy nhiều và tiết nhiều dịch bệnh nhân mới khám chữa. Đây là nguyên nhân mà rất nhiều người bệnh đến gặp bác sĩ khi bệnh đã sang giai đoạn nặng. Việc chữa trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ nội
Trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chính có thể trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ nội gồm:
- Tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng bị phình gập, ống hậu môn có vấn đề nên gặp khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài
- Người bị tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài sẽ khiến cơ hậu môn bị lỏng đi và gây bệnh trĩ
- Vùng hậu môn bị kích thích nóng hoặc lạnh quá mức trong thời gian dài
- Bị trĩ nội do nguyên nhân về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động
- Do sự gia tăng áp lực ở khu vực vùng bụng. Điều này hay gặp ở phụ nữ mang thai, người có khối u trong ổ bụng hay người bị phì đại tuyến tiền liệt.
- Do thói quen sinh hoạt không đúng cách, ăn uống quá no, nhịn vệ sinh lâu, ngồi xổm, thức khuya nhiều, ăn quá nhiều đồ cay nóng,….
Ngoài ra, lười vận động, chịu nhiều căng thẳng, áp lực,… cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc trĩ nội đang ngày một gia tăng.
Trĩ nội là bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả. Do đó, nhận biết và điều trị bệnh sớm là một trong những cách giúp hạn chế tình trạng này cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi điều trị.
- Có thể bạn quan tâm: Chi phí điều trị bệnh trĩ nội là bao nhiêu?
Các cấp độ của trĩ nội
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – trực tràng, trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có một dấu hiệu nhận biết riêng. Bệnh nhân cần chú ý đến những biểu hiện này để xác định và điều trị hợp lý.
Trĩ nội cấp độ 1
Đây là giai đoạn khởi phát bệnh trĩ, do đó, vẫn chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn 1, bệnh nhân chỉ có biểu hiện đại tiện ra máu. Máu chảy chưa nhiều, thông thường chỉ lẫn vào phân hoặc dính một chút ở giấy vệ sinh.
Người bệnh cũng chưa có dấu hiệu bị đau hay ngứa do sưng, viêm. Nếu tiến hành thăm khám sẽ thấy nhiều nốt to, nhỏ khác nhau và có màu đỏ. Đây là những búi trĩ nhỏ và chưa sa ra ngoài hậu môn.
Dấu hiệu bệnh do quá sơ sài và nghèo nàn nên bệnh nhân thường không để ý và bỏ qua. Thời điểm vàng để điều trị hay bị bỏ lỡ, bệnh nhân chỉ nhận ra bệnh khi đã ở những giai đoạn sau.
Cần hết sức lưu ý đến những bất thường của cơ thể để điều trị sớm. Tuyệt đối không được bỏ qua những biểu hiện lạ dù là nhỏ nhất để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Trĩ nội cấp độ 2
Lúc này, hiện tượng chảy máu đã diễn ra nhiều hơn. Các búi trĩ lúc này đã to hơn và sẽ xuất hiện nếu bệnh nhân gắng sức rặn khi đại tiện. Búi trĩ sa ra bên ngoài nhưng sau đó vẫn có thể tự thu vào bên trong hậu môn.
Khi nội soi sẽ thấy những lớp niêm mạc hậu môn dày hơn, búi trĩ không còn có màu hồng mà chuyển sang màu đỏ tím. Kèm theo đó là dịch hậu môn tiết ra nhiều.
Dịch hậu môn chứa nhiều vi khuẩn, kết hợp với vi khuẩn sẵn có trong phân là nguồn bệnh nguy hiểm. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm và sưng vùng hậu môn.
Ở giai đoạn 2, máu chảy khi đại tiện đã nhiều và rõ ràng hơn, thậm chí có thể chảy nhỏ giọt. Điều này là bởi, hậu hết bệnh nhân trĩ nội đều bị táo bón. Mỗi lần đại tiện, phân cứng cọ xát với cơ hậu môn vốn đã bị sưng tạo ra các vết rách và gây chảy máu.
Trĩ nội cấp độ 3
Ở giai đoạn này, bệnh đã phát triển nặng hơn, cảm giác nặng nề, đau đớn và khó chịu cũng tăng hơn trước rất nhiều. Lớp niêm mạc hậu môn ngày càng dày hơn, bui trĩ cũng phát triển to và có thể sa ra bên ngoài ngay cả khi không đại tiện.
Niêm mạc hậu môn dày và thô ráp hơn rất nhiều. Dịch chảy từ búi trĩ cũng nhiều hơn. Ở cấp độ 3, khi đại tiện máu có thể chảy thành tia và khiến bệnh nhân thiếu máu cục bộ nghiêm trọng nếu không điều trị sớm.
Các cơ vòng hậu môn đã không thể thực hiện được chức năng co giãn và điều tiết phân. Búi trĩ có thể tự sa ra ngoài khi bạn hắt hơi, chạy bộ hay cúi khom người,… Bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Những ổ viêm nhiễm ở hậu môn cũng có dấu hiệu trầm trọng hơn.
Trĩ nội cấp độ 4
Khi đã chuyển sang giai đoạn này, búi trĩ sẽ thường trực ở bên ngoài hậu môn. Búi trĩ mất khả năng tự thu vào bên trong. Dù bạn có dùng tay đẩy, trĩ vẫn không thể thu lại. Búi trĩ ở bên ngoài và tiết nhiều dịch khiến bệnh nhân không thể làm chủ được tình hình. Các cơn đau rát và cộm ngứa tìm đến thường xuyên và liên tục.
Cơ vòng co thắt và cản trở sự lưu thông máu khiến búi trĩ không được cung cấp đủ máu. Hiện tượng này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tắc nghẹt búi trĩ. Búi trĩ ngày càng sưng to và có thể gây hoại tử hậu môn nếu không có ý thức điều trị an toàn.
Cấp độ 4 được xem là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng của bệnh trĩ nội. Ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ tốn thời gian và khó khăn hơn rất nhiều. Đây cũng là lúc bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy cơ bị hoại tử hậu môn hay những bệnh lý nguy hiểm khác.
Do đó, nên điều trị bệnh trĩ nội ngay từ những giai đoạn đầu để đảm bảo khả năng có thể hết bệnh nhanh chóng và an toàn. Tuyệt đối không được kéo dài hiện tượng búi trĩ sa hay tự điều trị khi những biểu hiện bệnh đã trầm trọng và rõ ràng hơn.
Lúc này, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám cụ thể, với mỗi tình trạng khác nhau, bạn sẽ nhận được tư vấn về phương pháp thích hợp.
Điều trị bệnh trĩ nội ở những cấp độ khác nhau như thế nào
Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau tùy vào từng tình trạng. Sau đây là những biện pháp điều trị có thể áp dụng mà bạn nên biết.
Điều trị bằng biện pháp dân gian
Điều trị trĩ nội ở giai đoạn 1 và 2 có thể áp dụng những biện pháp dân gian. Đây là giai đoạn mà bệnh chưa có nhiều biến chứng và chưa gây ra những nguy hiểm cho người bệnh. Một số biện pháp điều trị dân gian có thể áp dụng như:
Điều trị bằng lá thiên lý
Lấy 100 g lá thiên lý rửa sạch sau đó cho thêm 5g muối vào giã nhuyễn. Tiếp đến cho thêm 30ml nước rồi lọc qua vải màn. Lấy nước đó thấm vào bông và đắp lên búi trĩ. Lưu ý, búi trĩ này phải được rửa sạch bằng thuốc tím trước khi đắp bông. Thực hiện từ 1-2 lần/ngày và nên để bông khô thì mới tháo bỏ.
Rau diếp cá
Bạn nên sử dụng rau diếp cá để ăn hàng ngày. Người bệnh cũng có thể lấy diếp cá làm sinh tố để uống bổ sung. Rau nên rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 5 phút rồi mới sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đắp bã rau vào búi trĩ trong khảng 15 phút.
Lá sung
Rửa sạch 100g lá sung, 50g ngải cứu, 10 ngọn cúc non, 1 nắm lá lốt và vài lát nghệ tươi. Đổ thêm 1,5 lít nước cho vào nồi đun sôi tất cả những nguyên liệu trên. Khi nào nước sôi thì đun nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút. Sau đó, lấy nước này ra xông hơi vùng trĩ. Nước đã nguội bớt sẽ đem ngâm hậu môn, bã lá được dùng để sửa sạch hậu môn.
Phương pháp dân gian chỉ áp dụng cho những đối tượng bệnh mới chớm trĩ. Tuy nhiên, không phải bất cứ người bệnh trĩ cấp độ 1 và 2 nào cũng có thể vận dụng biện pháp này. Hơn nữa, phương pháp này chữa tương đối mất thời gian và không có hiệu quả cao.
Điều trị bằng thuốc
Chữa bằng thuốc cũng được áp dụng cho bệnh nhân trĩ nội ở cấp độ 1 và 2. Uống loại thuốc nào nên làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị. Dùng sai thuốc và sai cách cũng nguy hiểm không kém việc kéo dài bệnh mà không điều trị.
Bạn nên đến thăm khám tại những cơ sở chuyên nghiệp để đảm bảo được kê đơn đúng loại thuốc. Chỉ sử dụng thuốc đã được kê đơn và uống theo đúng chỉ dẫn. Không tự ý ngừng thuốc hay tăng giảm liều lượng nếu chữa có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc không được áp dụng cho mọi đối tượng bệnh và không thể dứt bệnh. Trĩ vẫn có thể mọc ra, do đó, chỉ có những biện pháp ngoại khoa hay cắt trĩ mới đem đến kết quả hữu hiệu.
Điều trị bằng biện pháp ngoại khoa
Khi bệnh đã có dấu hiệu nặng hơn và đã xuất hiện biến chứng, người bệnh cần đến sự can thiệp của những biện pháp ngoại khoa. Thông thường, biện pháp ngoại khoa chỉ được áp dụng cho những trường hợp bệnh nặng ở giai đoạn 3 và 4. Các biện pháp này không được áp dụng tùy tiện. Bạn nên thăm khám ở những địa chỉ chuyên nghiệp để được chỉ định bằng biện pháp phù hợp.
Phương pháp súng COOK
Đây là phương pháp giúp bệnh nhân điều trị nhanh chóng và an toàn. Công nghệ súng COOK mang đến sự an toàn để điều trị bệnh hiệu quả. Thông qua dây dẫn và vòng cao su tự nhiên, búi trĩ được thiết chặt để tự khô và rụng. Bệnh nhân không bị đau và chảy máu trong quá trình điều trị. Phương pháp không để lại sẹo như mổ truyền thống nên người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng.
Phương pháp thắt trĩ PPH
PPH là cách cắt trĩ tự động thích hợp trong việc điều trị trĩ nội. Thời gian chữa bệnh nhanh chóng, người bệnh chỉ mất khoảng 5 -15 phút để chữa trị. Bệnh nhân không tốn thời gian cũng như không ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Biện pháp này điều trị không ảnh hưởng đến chức năng hậu môn, những mô bệnh viêm nhiễm khác bên ngoài cũng được điều trị an toàn.
Đây là những phương pháp hiện đại và không phải bất cứ địa chỉ nào cũng có thể áp dụng. Do đó, để được điều trị bằng những biện pháp hiện đại, người bệnh nên đến những địa chỉ uy tín để được điều trị. Chỉ những cơ sở hiện đại mới có thể đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh ngày càng cao. Phương pháp điều trị bệnh của phòng khám cũng được đảm bảo an toàn hơn.
Một số người thường nghĩ chất lượng của phòng khám công thường cao hơn những phòng khám bệnh tư nhân. Tuy nhiên, đây là cách hiểu khá lệch lạc. Chất lượng điều trị ở những phòng khám tư vẫn được đảm bảo và an toàn. Phương pháp chữa bệnh vẫn hiện đại và chất lượng.
Ưu thế của những phòng khám tư là bệnh nhân không mất thời gian chờ đợi. Thêm vào đó, người bệnh còn được chăm sóc tận tình và kỹ lưỡng do không có quá nhiều bệnh nhân.
Chữa trĩ nội có đắt không
Điều trị trĩ nội muốn biết được hết bao nhiêu cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Bạn có thể xác định chi phí điều trị trĩ thông qua những yếu tố sau:
- Tình trạng bệnh trĩ hiện tại
- Phương pháp chữa bệnh hiện đại hay không
- Cơ sở chữa bệnh có hiện đại không
- Chi phí tái khám
- Chi phí điêu trị bệnh theo yêu cầu của người bệnh
Chi phí chữa bệnh trĩ nội không quá cao và phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân. Tuyệt đối không nên để yếu tố này ngăn cản việc điều trị nhanh chóng. Kéo dài tình trạng bệnh chính là nguyên nhân dẫn đến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Chữa bệnh trị nội ở đâu để đảm bảo an toàn
Phòng khám Đa khoa Bắc Giang là một trong những địa chỉ có khả năng thăm khám và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Đây là một trong những cơ sở có khả năng áp dụng thành công phương pháp PPH và súng COOK để điều trị bệnh trĩ nội. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng và yên tâm với chu trình thăm khám và điều trị tại phòng khám.
Hơn nữa, phòng khám Bắc Giang còn có những ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và tận tâm
- Chi phí chữa bệnh được thu theo đúng quy định. Bệnh nhân có thể dễ dàng theo dõi vì giá đã được niêm yết. Sau khám, bác sĩ có thể cung cấp thông tin ban đầu về chi phí điều trị bệnh. Khi đến với phòng khám Bắc Giang, chi phí điều trị không còn là mối lo.
- Cơ sở vật chất hiện đại, phương tiện điều trị được nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới.
- Môi trường thăm khám hợp vệ sinh
- Thời gian làm việc linh động từ 8h-20h cùng ngày. Người bệnh có thể chủ động chọn giờ khám mà không ảnh hưởng đến công việc
Liên hệ 0204 221 6666 để được tư vấn khi cần. Đây là số hotline tư vấn miễn phí của phòng khám nên bệnh nhân sẽ không mất bất cứ khoản phí nào khi gọi điện.
Khi có nhu cầu được cắt trĩ bằng biện pháp hiện đại và an toàn, vui lòng đến 357-359 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Dĩnh Kế, TP.Bắc Giang. Chọn khung tư vấn bên dưới để được cung cấp thêm thông tin về các cấp độ của trĩ nội.
Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cần thiết và lựa chọn được phương pháp chữa bệnh thích hợp.